[Thảo luận] Tính tất yếu của liên minh giai cấp công – nông – trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Câu 19: Tính tất yếu của liên minh giai cấp công – nông – trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Trả lời:

       Tính tất yếu khách quan về sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà kinh điển hay của các ĐCS mà nó đặt trên cơ sở chín muồi của những yếu tố, điều kiện khách quan. Khi phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp trong CNTB, C.Mác chỉ ra, ngoài giai cấp công nhân là giai cấp đang phát triển mạnh mẽ cùng với nền công nghiệp hiện đại thì còn các giai cấp và tầng lớp lao động xã hội khác thống nhất với lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và cùng đối lập với lợi ích cơ bản với giai cấp tư sản. Từ những cuộc đấu tranh mang tính đối đầu đầu tiên của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản bị  thất bại, theo Mác là do công nhân chiến đấu đơn độc, chưa liên hệ được với nông dân nên trở thành “bài ca ai điếu”. Trong Cách mạng tháng Mười Nga và sau khi giai cấp công nhân đập tan chính quyền của giai cấp thống trị bóc lột, Lênin khẳng định “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)”.

           Công cuộc xây dựng xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH là công việc hoàn toàn mới, đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, lâu dài, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự nghiệp giải phóng không chỉ cho giai cấp công nhân, mà cho toàn xã hội. Trong cơ cấu xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp, trong đó nông dân còn chiếm đa số, tầng lớp trí thức có xu hướng ngày càng phát triển. Mỗi giai cấp tầng lớp còn có những đặc điểm, vị trí kinh tế - xã hội, vai trò khác nhau. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo tiên phong của mình, giai cấp công nhân mà đứng đầu là ĐCS phải tổ chức tập hợp được mọi lực lượng xã hội, trong đó chủ yếu là nông dân, trí thức. Muốn thế phải nắm bắt được đặc điểm, vai trò, nhu cầu của các giai cấp tầng lớp. 

Ở mỗi thời đại lịch sử, mỗi giai cấp, tầng lớp có vị trí và vai trò nhất định trong tiến trình phát triển của xã hội, song do nhu cầu cuộc sống, đặc biệt là trong cuộc cách mạng xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp thường nảy sinh những nhu cầu và lợi ích chung. Điều này khiến họ phải liên minh để thực hiện các nhu cầu và lợi ích chung đó.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, mặc dù giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của ĐCS giành thắng lợi, thiết lập vị trí thống trị song giai cấp công nhân chỉ thực sự thắng lợi khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi xây dựng thành công một chế độ xã hội mới về chất – mà ở đó con người được phát triển toàn diện (có thể nói đây là thời đại chuyên chính vô sản). Trong thời kỳ quá độ lên CNXH sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau. Do đó dưới sự lãnh đạo của ĐCS, giai cấp công nhân phải xây dựng được khối liên minh vững chắc, chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để cùng xây dựng chế độ xã hội mới.

          Tính tất yếu của liên minh 03 giai cấp công – nông – trí được biểu hiện cụ thể như sau:

- Một là, xét dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật và phân công lao động. Xuất phát từ yêu cầu khác quan của quá trình sản xuất trong xã hội tất yếu hình thành các lĩnh vực kinh tế cơ bản khác nhau cần phải gắn kết chặt chẽ để hình thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.

- Hai là, xét dưới góc độ chính trị - xã hội. Thực hiện liên minh giai cấp nhằm tập hợp lực lượng tiến hành cách mạng, tạo thành lực lượng nòng cốt của chế độ chính trị - xã hội trong công cuộc xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của DCS của giai cấp công nhân.

          Như vậy: Liên minh giai cấp công- nông- trí là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác, liên kết của các giai cấp này nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh; đồng thời thực hiện lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng CNXH.

          * Liên hệ tính tất yếu của liên minh giai cấp công – nông – trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:

Trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã vận dụng một cách sáng tạo nguyên lý liên minh giai cấp công – nông – trí, từng bước xây dựng được khối liên minh công - nông - trí thức ngày càng vững chắc và góp phần to lớn vào thắng lợi trong trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng.

ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trog TKQĐ lên CNXH chỉ rõ: xây dựng LM GCCN với GCDN và tầng lớp trí thức, do ĐCS lãnh đạo, làm nền tảng của NN XHCN.    Tư tưởng này trở thành vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời là vấn đề chiến lược của CMVN.

Khẳng định tầm quan trọng của LM đối với CM nước ta, Đảng ta chỉ rõ: "Đại ĐK toàn dân tộc trên nền tảng LM GCCN với GCDN và đội ngũ TT, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của CMVN; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp XD và BV TQ.

Post a Comment

Previous Post Next Post