Câu 1: Phân
tích cơ sở khách quan và chủ quan dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội?
Câu2: Phân
tích và làm rõ quan điểm: Trong gia đoạn hiện nay, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đắn?
Câu 3:Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong tình hình hiện nay?
Câu 1: Phân tích cơ sở khách quan và chủ quan dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội?
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Cho đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một quốc gai phong kiến độc lập, thống nhât, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thời gian này, chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây đã phát triển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền- hình thành chủ nghĩa đế quốc.Thực dân Pháp đã giòm ngó Việt Nam từ thế kỷ XVII, cho đến giữa thế kỷ XIX, chúng tiến hành xâm lược Việt Nam.
Truớc sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến chống thực dân của nhân dân ta đã nổ ra mạnh mẽ, sớm nhât là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào Đông kinh nghĩa thục; phong trào Duy Tân… Tuy nhiên các phong trào đấu tranh này bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố khốc liệt, nên chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại, một phần vì các phong trào chưa có cơ sở xã hội, chủ yếu vẫn do các sỹ phu phong kiến truyền bá và lãnh đạo, nên có nhiều hạn chế. sự thất bại của các phong trào yêu nước chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản và yếu kém trong vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam trên vũ đài chính trị.
Do đó phải có đòi hỏi mới về con đường cứu nước của Việt Nam đầu thế kỷ XX
- Trước đòi hỏi mới về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, có một con người, một yếu nhân lịch sử đã xuất hiện để đáp ứng yêu cầu lịch sử, đó là Nguyễn Tất Thành - người đã tận mắt chứng kiến sự bóc lột, cai trị hà khắc của chính quyền thực dân, phong kiến, chứng kiến các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã bị đàn áp dã man. Với lòng yêu nước, thương dân, mang trong mình truyền thống bất khuất của dân tộc, mặc dù rất khâm phục những người lãnh đạo, những người tham gia các phong trào đấu tranh chỗngâm lược, nhưng Nguyễn Tất Thành không hoàn tào tán thành cách làm của các vị tiền bối. Với động cơ yêu nước, mong muốn tìm đường cứu nước, thôi thúc Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến nước Pháp và các nước khác, sau khi họ làm như thế nào sẽ trở về giúp đồng bào ta.
* Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng thế giới:
- Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản.
- Nghiên cứu cách mạng tháng Muời Nga.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường cho cách mạng Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
+ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin – Muốn cứư nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
Câu2: Phân tích và làm rõ quan điểm: Trong gia đoạn hiện nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đắn?
- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự:
Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dan Việt Nam kiên quyết đấu tranh cho độc lập- thống nhất- chủ quyền- toàn vẹn lãnh thổ. Theo Ngưòi, một dân tộc độc lập thực sự, tức là các quyền dân tộc cơ bản phải được đảm bảo; dân tộc đó phải có quyền tự quyết trên tất cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Nói tóm lại, Việt Nam độc lập thực sự phải trên nguyên tắc nước Việt Nam của người Việt Nam.
- Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc:
Hồ Chí Minh khẳng định, mỗi dân tộc trên thế giới đều có quyền được hưởng độc lập, tự do. Mỗi công dân của một nước độc lập có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với hoà bình:
Theo Hồ Chí Minh, chỉ có độc lập dân tộc thật sự mới có một nền hoà bình chân chính; và chỉ có hoà bình chân chính, mới có độc lập dân tộc hoàn toàn. KHông thể có độc lập dân tộc thựuc sự khi đất nước còn có sự lệ thuộc, hoặc có sự hiện diện của quân đội nước ngoài.
- Độc lập dân tộc phải đi tới tự do, hạnh phúc của nhân dân:
Hồ Chí Minh đặt vấn đề, nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hanh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Theo Người, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Bởi vậy, khi nước Việt Nam giành được độc lập từ tay đế quốc, Hồ Chí Minh đòi hỏi chính phủ cách mạng phải đi đến làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Người cho rằng, phải thực hiện thành công bốn điều đó, để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức cho tự do, độc lập.
* Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
- Về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội:
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tính tích cực sáng tạo của nhân dân.
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao vể văn hoá, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em , con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát huy hết khả năng sẵn có của mình.
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hửong. Các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi; có quan hệ hoà bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội:
Chính là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội sau khi được nhận thức đề đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
+ Về chế độ chính trị: Xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ và làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng Nhà nước dứoi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, được lập trên cở sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
+ Về văn hoá: Phát triển văn hoá là mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội, thậm chí cần đi trước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Bởi vậy, cán bộ phải có văn hoá làm gốc, công nhân và nông dân phải biết văn hoá.
+ Về quan hệ xã hội: Xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
- Chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở củng cố, giữ vững độc lập dân tộc:
+ Chủ nghĩa xã hội với những ưu việt nội tại trên tất cả các lĩnh vực tao ra cơ sở bảo đảm chắc chắn và bền vứng nhất cho độc lập thật sự và phát triển dân tộc. Những cơ sở đó là : Chủ nghĩa xã hội sẽ xoá bỏ nguyên nhân kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất sinh ra. Tạo ra cơ sở cơ bản này, chủ nghĩa xã hội sẽ triệt để giải phóng con người, phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển chưa òưng có cho dân tộc.
+ Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội là thực hiện cách mạng về kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, bản chất của chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo Người, đây là chiếc chìa khoá vạn năng để nhân dân Việt Nam xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ ngiã mới với sức mạnh kỳ diệu của nhân dân là chủ và biết làm chủ xã hội. Sức mạnh kỳ diệu này là cơ sở để nhân dân Việt Nam củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, biết tự bảo vệ và phát triển.
- Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Phải xã lập, củng cố, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Xây dựng khối liên minh công – nông – trí thức vững chắc làm nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Thường xuyên gắn bó cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 3:Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiện nay?
- Bài học đầu tiên sau gần 30 năm đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội hiện nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi lên trong sự nghiệp đổi mới.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi phải nắm vững bối cảnh mới của thế giới có nhiều yếu tố tác động tới quá trình thực hiện mục tiêu này. Về kinh tế- chính trị, cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới diễn ra với nhịp độ gia tốc đưa nhân lạoi đến nền văn minh mới- nền văn minh tin học với hai biểu hiện tiêu biểu là sự ra đời của nền kinh tế trí thức và xã hội hoá thông tin. Bởi vậy, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thế giới là tất yếu, kinh tế thi trường mang tính toàn cầu.
- Trong đó, về độc lập dân tộc về; chủ quyền an ninh quốc gia, đến độc lập kinh tế, chính trị, văn hoá, lối sống và đạo đức xã hội Về chủ nghĩa xã hội, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
* Điều kiện mới của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội hiện nay
- Một là, muốn xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, trước hết phải phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của nguồn nội lực; đồng thời phải biết tranh thủ các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực), tận dụng thời cơ, điều kiện quốc tế thuận lợi, làm gia tăng sực mạnh dân tộc. Tức là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Hai là, xác định rõ bước đi và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, trên nguyên tắc đặt lợi ích đất nước, dân tộc lên trên hết. Độc lập dân tộc không có nghĩa là tự cô lập mình, mà phải tích cực hội nhập quosc tế, là tăng sực mạnh của đất nước và làm giàu bản sắc dân tộc.
- Ba là, độc lập dân tộc gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội, phải được thể hiện trong suốt quá trình đổi mới, trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bốn là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong tến trình đổi mới. Đây là con đường duy nhất đúng đắn trên bình diện lý luận và thực tiễn, phù hợp thời đại. Đồng thời, tiếp tục làm rõ mục tiêu, đặc trưng và động lực của chủ nghĩa xã hội trong đổi mới.
Tên File: [Ôn tập] Bài 9 - 03 câu - Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Các bạn có thể tải tài liệu bằng cách bấm vào các biểu tượng dưới đây | |||
---|---|---|---|
Word | PDF | Powerpoint | Khác |
Nguồn gốc tài liệu: Sưu tầm trên Internet và qua các nguồn chia sẻ khác (nếu có vấn đề liên quan đến bản quyền,nội dung tài liệu không chuẩn, hoặc đóng góp để tài liệu hoàn thiện hơn xin vui lòng liên hệ email doquangdung.com@gmail.com hoặc gửi tin nhắn qua Fanpage. Trân trọng !) |
Post a Comment