Câu hỏi: Anh, Chị hãy phân tích các nguyên tắc chung về lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức và liên hệ thực tiễn tại cơ quan đơn vị?
Nguyên tắc chung về lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức
Việc lựa chọn, bố trí và cán bộ, công chức là khâu rất quan trọng vì cán bộ quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác. Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ không được thực hiện một cách tùy tiện theo cảm tính, chủ quan mà phải dựa trên những căn cứ khoa học.Trong công tác cán bộ phải coi trọng cả đức và tài, đửc là gốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã nhấn mạnh: “Việc bố trí và sử dụng cần bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường. Đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc”.
Những qụan điểm của Đảng về công tác cán bộ là những định hướng hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các nguyên tắc khoa học trong việc lựa chọn; bổ trí và sử dụng cán bộ, công chức. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần chú ý:
Nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn cán bộ, công chức được bố trí sử dụng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã khẳng định tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ. Do đó, bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải theo đúng các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chung.
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Các tiêu chuẩn đó có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cứ đức và tài, đức là gốc.
Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân còn phải:
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
+ Gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ.
+ Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý; đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang còn phải:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, sẵn sàng hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
+ Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia.
+ Nắm vững và có khả năng vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Cán bộ khoa học, chuyên gia còn phải:
+ Có tư duy độc lập, sáng tạo, có ý thức hợp tác, say mê trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.
+ Bám sát đời sống xã hội, có khả năng tổng kết thực tiễn.
Nguyên tắc khách quan, công bằng
Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc, căn cứ vào hệ thống văn bản của Nhà nước hoặc của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tế và kết quả đánh giá được coi là những căn cứ chính để bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức. Nguyên tắc khách quan, công bằng giúp loại trừ yếu tố chủ quan, cảm tính hay thiên vị trong công tác bố trí và sử dụng cán bộ
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Trong lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phải chú ý tới hai mặt tập trung và dân chủ của nguyên tắc này. Tính tập trung thể hiện ở việc cấp trên có quyền hạn và trách nhiệm tham gia vào việc lựa chọn, phê chuẩn, bổ nhiệm, quản lý, điều động cán bộ, công chức trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Tính dân chủ thể hiện ở tính công khai, tính tập thể như: tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều người, nhiều bộ phận đối với các cán bộ, công chức hay ở việc tiến hành bầu cử người lãnh đạo, quản lý.
Nguyên tắc tương xứng với yêu cầu công việc
Khi lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phải xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm hiện có của người cán bộ, công chức có đáp ứng được ỵêu cầu công việc sẽ giao cho họ không. Chỉ khi có sự tương xứng với yêu cầu công'việc, cán bộ công chức mới thực thi công vụ có hiệu quả.
Nguyên tắc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm cán bộ, công chức
Trong lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ cần phải kết hợp tốt để có cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ, người tại địa phương và người nơi khác tới, cán bộ, công chức nam với cán bộ, công chức nữ và giữa các ngạch bậc khác nhau. Nguyên tắc này có vai trò rất lớn trong việc phát huy sức mạnh của tập thể, củạ tổ chức nhờ việc bổ sung cho nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ, v.v. của các nhóm cán bộ, công chức khác nhau.
Nguyên tắc đảm bảo lựa chọn, bố tri và sử dụng cán bộ, công chức phải dựa trên quy hoạch cán bộ, công chức
Cơ quan tổ chức phải xây dựng các chính sách và biện pháp để tạo nguồn cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo. Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo dược tính chủ động và ổn định trong hoạt động của cơ quan, tố chức nói chung và trong công tác cán bộ nói riêng. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng dựa vào nhu cầu công việc.
Liên hệ thực tiễn việc thực hiện các nguyên tắc đó ở cơ quan, đơn vị đồng chí?
Post a Comment