BÀI 8: NGUỒN GỐC,
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu1: Phân
tích khái niệm, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
* Khái niệm
tư Tưởng Hồ Chí Minh:
“ Tư tưởng Hồ
Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;
là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi
đừơng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
- Khái niệm
trên nêu rõ cấu trúc, nguồn gốc, nội dung
và ý nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta.
+ Về cấu trúc,
đó là một hệ thống những quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
+ Về nguồn
gốc, nêu rõ 3 nguồn gốc lý luận: là
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
+ Về nội
dung, đó là tư tưởng về giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh bao gồm một hệ thống quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối cách mạng,
đối nội, đối ngoại, xây dựng các lực lượng cách mạng, xây dựng nhà nước), các
quan điểm về kinh tế, văn hoá, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa... và phương
pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
- Tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng đường
lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác trong toàn bộ tiến trình lịch sử nước ta.
Do vậy,
việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động thực
tiễn là rất quan trọng. Đó là vấn đề liên quan tới sự đúng đắn trong xây dựng
đường lối, phương pháp cách mạng, trong tổ chức lực lượng cách mạng, xây dựng
Đảng… để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng và của dân tộc ta.
* Nguồn gốc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất,
tự lực tự cường để dựng nước và giữ
nước được hun đúc qua hàng ngàn năm. Dân tộc và nhà nước ở nước ta hình thành
sớm và không phải chỉ duy nhất là từ sự phân hoá giai cấp sâu sắc, mà căn bản
là do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống lại xâm lăng và yêu cầu sản xuất trước
môi trường thiên nhiên nghiệt ngã mà tổ chức lại thành dân tộc, nhà nước. Trải
qua hàng ngàn năm hun đúc mới hình thành được chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất
khuất tự lực, tự cường.
+ Tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân
chủ xuất hiện được nuôi dưỡng trong quá trình dựng nước, giữ nước và trở
thành giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo
trong lao động sản xuất, chiến đấu đồng thời dân tộc Việt Nam luôn rộng mở đón
nhận những giá trị văn minh của nhân loại để bảo tồn dân tộc và phát triển đất
nước. Thu nhận cái hay để tồn tại, phát triển là tư duy mở, mềm dẻo của con
người Việt Nam.
Một dân
tộc sau hàng ngàn năm là nô lệ, bị cưỡng bức đồng hoá về thể chất và tinh thần -
giết đàn ông, đốt sách, nô dịch, đồng hoá về văn hoá, phong tục, tập quán,
nhưng vẫn không khuất phục, kiên nhẫn chịu đựng và nuôi dưỡng ý thức độc lập
dân tộc để rồi lại đúng lên giành lấy độc lập, xây dựng một quốc gia là sự thật
lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh ấy là những giá trị văn hoá truyền thống
tốt đẹp.
Sức mạnh của văn hóa truyền thống đó với những giá trị
trên duy trì và tồn tại trong cơ sở kinh tế, hiện thân vào văn hóa và tổ chức
xã hội của làng xã đã vượt qua hang ngàn năm nô lệ của thời kỳ Bắc thuộc để bảo
tồn dân tộc với một nền văn hóa riêng.
Chính chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam là cội
nguồn, là giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, là điểm xuất phát, là động lực
lên đường cứu nước và là bộ lọc các học thuyết để Hồ Chí Minh lựa chọn, tiếp
nhận tinh hoá văn hoá nhân laọi mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Người nói: Lúc đầu chính c hủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản
đã đưa tôi theo Lênin và Quốc tế thứ ba.
- Tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây
+
Phật giáo vào Việt Nam từ đầu thiên niên kỷ thứ I và có ảnh hưởng rất lớn trong
văn hoá Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ đầu xây dựng nhà nước độc lập. Thời Lý,
Trần, Phật giáo được coi như quốc giáo và đã có nhiều đóng góp vào công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hình thành nên những nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam
ở thời kỳ này.
Những tư tưởng
căn bản của Phật giáo ảnh hưởng tích cực tới văn hoá Việt Nam là tư tưởng vị
tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống
có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo cho điều thiện… Vì vậy, Phật giáo đã
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của văn hoá, tư tưởng và lối
sống Việt Nam
+ Nho
giáo Trung hoa vào Việt Nam do nhu cầu của sự thống trị, nhưng trong quá trình
đó đã được Việt hoá thành Nho giáo Việt Nam thể hiện những giá trị về lòng yêu
nước, thương dân, nhân văn, dung hoà con người cá nhân với cộng đồng, coi trọng
lợi ích cộng đồng trên lợi ích cá nhân, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích dân
tộc.
+ Những
tác động tích cực của Phật giáo và Nho giáo Việt Nam đã tác động đến Hồ Chí
Minh ngay từ khi còn nhỏ ở trong môi trường văn hoá của làng xã Việt Nam và
dưới sự dạy bảo của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Sau này, khi trở thành người cộng sản, Hồ Chí
Minh vẫn tiếp tục tìm hiểu về văn hoá phương Đông, đặc biệt là những trào lưu
tư tưởng mới ở Ấn Độ và Trung Hoa mà điển hình là chủ nghĩa Găngđi và chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong chủ nghĩa Tâm dân của
Tôn Trung Sơn “Những điều thích hợp với điều kiện nước ta” - đó là đân tộc độc
lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc (Độc lập - Tự do - Hạnh phúc).
+ Ba
mưoi năm sống, lao động, học tập và hoạt động trong môi trường văn hoá phương
Tây, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu và trực tiếp trải
nghiệm qua các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội ở đây. Người đã trực tiếp tìm
hiểu tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng (Vônte, Rútxô, Môngtéxkiơ..) qua
các tác phẩm của họ. Người đã trực tiếp khảo sát mọi mặt tại những nơi khởi
nguồn của ba cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới.
Sống trong môi
trường dân chủ, thông qua các hoạt động dân chủ trong làm việc, sinh hoạt tahi
các tổ chức lao động, xã hội và chính trị ở phương Tây, Hồ Chí Minh đã học được
việc dân chủ và hình thành phong cách dân chủ ở người.
- Chủ Nghĩa Mác - Lênin
Trên cơ
sở năng lực trí tuệ cao, lại được trang bị những văn hoá tinh tuý của dân tộc
và nhân lạo mà căn bản là vấn đề độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho
nhân dân, Hồ Chí Minh đã thâu nhận và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin một cách tự
nhiên. Đến với chủ nghĩa Mác từ đòi hỏi của thực tiễn giải phóng dân tộc và con
người Việt nam, từ nhu cầu chung của nhân loại về quyền dân tộc, quyền con
người, Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ
nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu thực tiễn và tự tìm ra con đường của cách mạng
Việt Nam trong thời đại mới. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở làm
cho Hồ Chí Minh vượt lên trước những nhà yêu nước đương thời, khắc phục được sự
khủng hoảng về con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam.
Như vậy,
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam đã được nâng lên tầm thế giới với việc thu nhận tinh hoa văn hoá
của nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin, hình thành và tạo ra bước phát triển
mới phù hợp với tiến hoá của nhân loại trong thời đại mới của tư tửong Hồ Chi
Minh
Có thể nói, về văn hoá, tư tưởng Hồ Chí Minh
là sự kế thừa các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc và nhân loại trên một
trình độ mới về chất, phù hợp với thời đại mới.
- Trí tuệ và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
Tại sao có nhiều người đi tìm đường cứư nước
nhưng chỉ có Hồ Chí Minh mới nhận thức được và tìm được con đường mới, phù hợp
với yêu cầu của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại?
+ Trước hết phải nói tới phẩm chất cá nhân của Hồ Chí
Minh mà nổi bật là ý chí quyết tâm
của một người yêu nước, một chiến sỹ cộng sản với tấm lòng yêu nước, thương dân và đồng
loại khổ đau, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho dân tộc độc lập, cho tự do,
hạnh phúc của con người Việt Nam, cho nhân loại.
+ Đó là tài năng trí tuệ mà biểu hiện trước hết
ở sự kiên trì học tập, tiếp thu vốn trí thức phong phú của dân tộc.
+ Đó là năng lực hoạt động thực tiễn phong phú
của Hồ Chí Minh giúp Người phân tích và rút ra được nhiều kết luận chính xác từ
thực tiễn lịch sử của phong trào cách mạng thế giới và trong nước.
Tóm lại: tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành
từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá của nhân loại
mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn
của Nguời.
Câu 2: Phân
tích quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
theo các thời đoạn lịch sử sau:
* Từ
1890-1911: Tiếp nhận chủ nghĩa yêu nước và hình thành ý chí cứu nước:
Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung được tiếp nhận các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt
Nam trong môi trường gia đình, quê hương. Người cũng được tiếp nhận tinh hoa văn
hoá phương Đông qua nền giáo dục Nho giáo Việt Nam và bắt đầu tiếp xúc với văn
hoá phương Tây. Và Nguyễn Tất thành đã quyết định đi theo con đường mới, tìm
mẫu hình mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người Việt Nam.
* Từ
1911-1920: Đi tìm đường cứu nước
Đây là
giai đoạn Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây, đến các châu lục khảo sát, tìm
hiểu một cách toàn diện đời sống của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của
nhân loại và các nghiên cứu về các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, đặc
biệt là cách mạng tư sản Anh, Pháp và Mỹ. Người đã rút ra những kết luận quan
trọng về nguồn gốc của áp bức dân tộc và giai cấp, đã nhận thấy tính không
triệt để của cách mạng dân chủ tư sản và cuộc cách mạng này đã trở nên cũ đối
với lịch sử phát triển của nhân loại.
Nguyễn
Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin sau khi Người tiếp xúc với Luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm ra con đường của cách mạng Việt Nam
là con đường cách mạng vô sản. Tham gia sáng lập đảng Cộng sản Pháp, trở thành
ngưòi cộng sản.
* Từ 1921-
1930: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản
Đây là
giai đoạn Người tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản quốc tế
và giải phóng dân tộc thế giới, bắt đầu tiến hành tổ chức truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin. Đây cũng là giai đoạn Hồ Chí Minh, thông qua các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân pháp(1952), Đường
cách mệnh(1927), Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của đảng,
Chương trình vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt(1930) của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định những luận điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc và cách
mạng Việt Nam trong thời đại mới. Đó là những quan điểm về cách mạng vô sản đối
với công cuộc giải phóng dân tộc, giai cấp, con người, trong thời đại mới; về
phạm trù cách mạng giải phóng dân tộc; mối quan hệ tương hỗ giữa cuộc cách mạng
này với cách mạng vô sản ở chính quốc và tính không phụ thuộc của cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
* Từ 1930-1969:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện và phát triển ở Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh gặp khó khăn, thử thách (1930-1940):
+ Xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách
mạng vô sản qua các văn kiện đầu tiên là Chính
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt và điều lệ tóm tắt của
Đảng là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào
hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
+ Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng (10-1930)
đã chỉ trích, phê phán xung quanh các vấn đề mối quan hệ dân tộc - giai cấp,
vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất, tên Đảng và ra nghi quyết thủ tiêu các văn
kiện này, đồng thời quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng
sản Đông Dương.
+ Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì quan điểm của mình.Đảng
từng bước điều chỉnh và đề ra những chủ trương theo quan điểm đúng đắn của Nguyễn
Ái Quốc. Ngày 28-1-1941 Người về nuớc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta.
- Tư tưởng Hồ chí Minh được thực hiện đúng đắn ở Việt
Nam (1941-1945)
Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì
Hội nghị Trung ương đảng lần thứ tám. Tại Hội nghị này, những quan điểm của Hồ
Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam, chủ yếu là vấn đề giải quyết các mối
quan hệ dân tộc - giai cấp, đặt quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy,
đoàn kết toàn dân trong xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn
kết dân tộc và phưong pháp cách mạng Hồ Chí Minh được khẳng định.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển trong điều kiện mới (1945-1969)
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, nước ta bước vào một kỷ nguyên độc lập và
chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh đựơc phát triển đáp ứng tình hình, nhiệm
vụ cách mạng mới. Đó là những quan điểm của Người về xây dựng nhà nước dân chủ
mới ở nước ta; về những vấn đề chính trị đối nội, đối ngoại; về xây dựng nền
kinh tế, văn hoá, con người...để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám.
Quá trình hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và
nhân loại trong thời đại mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của cách
mạng Việt Nam đã khẳng định giá trị nền tảng tư tưởng, kim chi nam cho hành
động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đây là tài sản tinh thần vô cùng quý giá
của dân tộc ta và nhân loại.
Tên File: [Ôn tập] Bài 8 - 02 câu - Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hồ chí minh Các bạn có thể tải tài liệu bằng cách bấm vào các biểu tượng dưới đây | |||
---|---|---|---|
Word | PDF | Powerpoint | Khác |
Nguồn gốc tài liệu: Sưu tầm trên Internet và qua các nguồn chia sẻ khác (nếu có vấn đề liên quan đến bản quyền,nội dung tài liệu không chuẩn, hoặc đóng góp để tài liệu hoàn thiện hơn xin vui lòng liên hệ email doquangdung.com@gmail.com hoặc gửi tin nhắn qua Fanpage. Trân trọng !) |
إرسال تعليق