Câu 1: Phân
tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hiện
nay ở Việt Nam?
Câu 2:
Phân tích tư tuởng hồ Chí Minh về công tác cán bộ và sự vận dụng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay?
BÀI 12: TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁN BỘ VÀ
CÔNG TÁC CÁN BỘ.
Câu 1: Phân
tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới hiện
nay ở Việt Nam?
·
Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ:
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ. Theo
Người vấn đề cán bộ là vấn đề trọng yếu, rất cần kíp. Vấn đề cán bộ quyết định
mọi việc. Người coi cán bộ là “Gốc” của mọi công việc. Công việc cách mạng phải
có cán bộ và cán bộ phải tốt, Người khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất
bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Ở một cách nhìn khác, Người cho rằng: “Cán bộ quyết
định mọi việc, các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm
quan trọng. Công việc thành hay bại là một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo
đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”
·
Quan điểm Hồ Chí Minh về đức, tài của cán bộ:
* Yêu cầu của Hồ Chí Minh về đạo đức của cán bộ:
- Vai trò của
đạo đức cách mạng:
+ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng.
Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho Đảng, toàn dân ta.
+ Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, nền tảng của người
cách mạng. Hồ Chí Minh coi đạo đức là sức mạnh của con người.
+ Theo Hồ Chí
Minh, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không
sợ sệt rụt rè, lùi bước. Khi cần thì hy sinh cả tính mạng của mình cũng không
tiếc.
- Yêu cầu đạo
đức đối với cán bộ:
+ Trung với nước, hiếu với dân.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
+ Tinh thần quốc tế trong sáng.
- Những
nguyên tắc xây dựng đạo đức cán bộ:
+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
+ Xây đi đôi với chống.
* Yêu cầu của Hồ Chí Minh về năng lực của người cán
bộ:
- Trên nền tảng đạo đức là gốc, người lãnh đạo phải có
năng lực lãnh đạo và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và
Chính phủ. Thực chất đó là năng lực tổ chức và động viên quần chúng thực hiện
chính sách của Đảng và Chính phủ.
- Trên nền tảng phẩm chất đạo đức, trí tuệ, trình độ lý
luận, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của cán bộ thể hiện ở bản lĩnh và phưưong
pháp, phong cách lãnh đạo được biểu hiện cụ thể ở thực hành. Năng lực lãnh đạo
thể hiện ở lãnh đạo đúng.
·
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phong cách cán bộ:
* Phong cách của người cán bộ:
Người cách mạng có quan hệ mật thiết với tư tưởng,
đường lối và phưong pháp cách mạng. Tư tưởng đường lối soi sáng hoạt động của
người cán bộ, có ý nghĩa quyết định nhất.
* Người cán bộ tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách Hồ
Chí Minh:
Rèn luyện phong
cách tư duy:
- Tu dưỡng theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh là mỗi
cán bộ, đảng viên phải có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, không theo
đuôi.Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ, làm, chủ bản thân và công việc của
mình, tự mình thấy trách nhiệm trứoc nhân dân. Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những
cái cũ xấu xa, lạc hậu, lỗi thời. Phải quán triệt saau sắc quan điểm Hồ Chí
Minh về đổi mới, sáng tạo.
- Tư duy phải xuất phát từ thực tế Việt Nam, địa
phương, nghành mình, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể, phải mở rộng
tư duy, nghiên cứu mọi tư tưởng, học thuyết để có sự so sánh.
- Tư duy độc lập, tự chủm sáng tạo, đồng nghĩa với bản
lĩnh vững vàng, một tinh thần dũng cảm.
Rèn luyện phong cách diễn đạt:
- Diễn đạt thể hiện ở nói và viết. Hồ Chí Minh nói và
viết cho nhiều đối tượng, ngoài nước và trong nước bằng nhiều ngôn ngữ. Người
kết hợp được cái dân gian với cái bác học, cái cổ điển và hiện đại, phương Đông
và phương Tây.
- Viết và nói phải chân thực, không nên nói ẩu, không
được bịa ra. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Viết và nói đúng sự
thật là nói cả nhữung sai lầm khuyết điểm. Công khai thừa nhận và sữa chữa sai
lầm khuyết điểm càng làm tăng cho uy tín của người lãnh đạo tăng lên và củng cố
niềm tin của nhân dân với Đảng.
Rèn luyện phong cách làm việc:
- Tác phong quần chúng:
+ Quần chúng được hiểu là số đông, vì vậy có nhiều
cách tiếp cận quần chúng. So với cán bộ, công chức, những người ăn lương nhà
nước thì nhân dân là quần chúng. Trong mối quan hệ với cấp trên thì cấp dưới là
quần chúng.
+ Thứ nhất, phải đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên trên
hết.
+ Thứ hai, liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Hồ Chí Minh là lãnh tụ
rất gần gũi, sâu sát nhân dân.
+ Thứ ba, việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân
dân hiểu rõ.
+ Thứ tư, có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân
dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình.
+ Thứ năm, sẵn sàng học hỏi nhân dân. Người lãnh đạo không nên
kiêu ngạo mà nên hiểu thấu.
+ Thứ sáu, chống bệnh quan liêu. Tu dưỡng, rèn luyện theo phong
cách quần chúng Hồ Chí Minh.
- Tác phong tập thể - dân chủ:
+ Điều có ý nghĩa nhất từ thắng lợi của cách mạng do
Đảng lãnh đạo đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ. Nước ta là
nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ.
+ Thứ nhất, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể.
+ Thứ hai, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
+ Thứ ba, nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạp,
cá nhân phụ trách.
- Tác phong khoa học:
Người Việt Nam đều bị chi phối bởi tư duy tiểu
nông, tác phong làm việc thiếu khoa học. Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh chúng
ta phải khắc phục thói quen tự do, tuỳ tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch,
thiếu điều tra nghiên cứu, chậm chạp, lề mề. Đồng thời, phải xây dựng một tác
phong khoa học trong công tác, trong lãnh đạo.
Rèn luyện phong
cách ứng xử:
Hồ Chi Minh có cách ứng xử ở tầm nghệ thuật,
gần như hoàn thiện. Phong cách ứng xử tuy thể hiện bằng gôn ngữ, cử chỉ, thái
độ, nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân
cách, từ cuộc đời của chủ thể đối với đối tượng và của chủ thể đối với bản thân
mình trong quan hệ với đối tượng. Phong cách Hồ chí Minh rất độc đáo chứa đựng
cả giá trị của dân tộc, Đông phương và Tây hương, được nhiều nhà khoa học đánh
giá, ca ngợi đó là kỉêu ứng xử văn hoá, có lý, có tình, hài hoà nhuần nhị.
Rèn luyện phong
cách sinh hoạt:
Hồ Chí Minh
là người bình thưừong nhưng rất vĩ đại, vĩ đại từ những chuyện bình thường. Noi
theo tấm gương Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng rèn luyện phong
cách trong sinh hoạt từ cái ăn, cái mặc đến sử dụng trang thiết bị vật dụng cho
sinh hoạt hàng ngày đi lại, ở phòng làm việc..
Trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên phải
đặt cho mình một kỷ luật chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp, gọn gàng, chú ý
rèn kuyện sức khoẻ, sắp xếp thời gian
tiến hành mọi việc thật hợp lý và có hiệu quả nhất.
* Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam thì Tư
tưởng Hồ Chí minh về cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để từ đó, góp phần
xây dựng thành công đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành đủ về
số lượng, đảm bảo chất lượng, đủ đức, đủ tài, đồng bộ về cơ cấu, có tầm
nhìn chiến lược cho cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Câu 2:
Phân tích tư tuởng hồ Chí Minh về công tác cán bộ và sự vận dụng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay?
* Quan niệm
của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ:
Cán bộ và
công tác cán bộ gắn liền với nhua, không thể tách rời.Trên cơ sở quan niệm đúng
đắn về cán bộ thì mới làm tốt công tác cán bộ. Thực hỉện tốt công tác cán bộ là
một biện pháp tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển.
Công tác cán bộ thể hiện sự hiểu biết và đánh giá đúng
cán bộ; lựa chọn cán bộ; huấn luyện cán bộ; biết dùng cán bộ; kết hợp các loại
cán bộ, chính sách cán bộ; trọng dụng người có đức, có tài.
* Quan niệm
của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác cán bộ.
- Khi bàn bề cán bộ, Người khẳng định, cán bộ là chủ
thể, đội ngũ cán bộ phải tự mình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, năng
lực trí tuệ, phong cách để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
- Khi bàn bề công tác cán bộ, Nguời nhận định cán bộ
lúc này là khách thể, tức những người chịu đựng kết quả của những nguời làm
công tác cán bộ.
Cách mạng có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn
vào công tác cán bộ mà trực tiếp là cấp uỷ và những nguời đứng đầu trong các tổ
chức đảng, chính quyền, đoàn thể và tổ chức cán bộ. Công tác cán bộ không tốt
sẽ không phát huy đựoc năng lực của cán bộ.
* Nội dung
công tác cán bộ theo tư tuởng Hồ Chí Minh:
- Hiểu và đánh giá đúng cán bộ:
Muốn biết cán
bộ truớc hết phải biết mình, mà biết mình không phải là dễ. Nếu không hiểu và
không đánh giá đúng cán bộ thì không thể làm tốt công tác cán bộ.
+ Hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải khách quan, khoa
học,
+ Xem xét cán bộ không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải
xem xét tính chất của họ, không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn lịch
sử, cả quá trình.
+ Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi đúng đắn các hạng
người, trước hết phải sửa chữa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết
điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng đắn.
+ Hiểu biết cán bộ một cách toàn diện giúp ta phân
biệt đuợc cán bộ làm đựoc việc và cán bộ tốt.
+ Việc xem xét, đánh giá cán bộ phải làm thuờng xuyên,
mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác,
những nguời hủ hoá cũng lòi ra.
- Khéo dùng cán bộ:
Đây là yêu
cầu đặt đúng nguời đúng việc. Theo Hồ Chí Minh, “mình có quyền dùng nguời thì
phải dùng những người có tài năng, làm đựoc việc. Chớ vì bà con bầu bạn mà kéo
vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm kẻ có tài năng hơn mình”.
Quan điểm của
Hồ Chí Minh về dùng cán bộ là:
+ Phải có độ luợng vĩ đại, không có thành kiến với cán
bộ.
+ Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gúi những
nguời mình không ưa.
+ Phải có tính chịu khó dạy bảo để nâng đỡ những cán
bộ kém.
+ Phải có thái độ vui vẻ, thân mật để cán bộ gần gũi
mình.
Mục đích khéo
dùng cán bộ là để cán bộ làm đuợc việc, để thực hành tốt chính sách của Đảng và
Chính phủ. Muốn vậy phải làm tốt những việc sau đây:
+ Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến.
+ Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc.
+ Không nên tự tôn, tự đại mà phải nghe, pahỉ hỏi ý
kiến của cấp duới.
+ Phải có gan cất nhắc cán bộ.
- Huấn luyện cán bộ:
Theo Hồ Chí
Minh, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.
Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề căn bản trong công
tác huấn luyện. Huấn luyện là huấn và luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa
cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc.
+ Thứ nhất, phải thiết thực chu đáo trong công việc huấn luyện.
Phải trả lời đựoc những câu hỏi: Huấn luyện ai? Ai huấn luyện? Huấn luyện gì?
Huấn luyện thế nào? Tài liệu huấn luyện...
+ Thứ hai, phải nâng cao và huớng dẫn việc tự học.
Hồ Chí Minh
chỉ rõ: học tập ở truờng của đoàn thể phải biết tự động học tập. Phải hiểu Học để
làm gì? Học để tu dưỡng tư tưởng, học đề tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin
tuởng, học để hành.
Học ở đâu? Học ở truờng, ở sách vở, học lẫn nhau và
học nhân dân.
* Sự vận
dụng tư tuởng hồ Chí Minh về công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công
cuộc đổi mới hiện nay?
Trong công
cuộc đổi mới, Đảng đã có các nghị quyết chuyên về chiến lược cán bộ:
- Hội nghị lần thứ ba BCH Trung uơng khoá VIII
(6-1997) đã ra Nghị quyết về chiến lựoc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nuớc.
- Hội nghị lần thứ chín BCH Trung uơng khoá X
(12-2008) tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương ba khoá VIII
Ưu điểm:
- Đảng và Nhà nuớc đã thể chế hoá, cụ thể hoá một buớc
nhiều chủ truơng, quan điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ đề ra trong chiến
luợc.
- Công tác cán bộ đã bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu
cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Đã triển khai tưong đối đồng bộ
các khâu: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dữong, luân
chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán
bộ, trong đó công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ có những bước chuyển biến
tích cực.
- Nội dung, phương pháp, cách làm có đổi mới, tiến bộ;
dân chủ, công khai trong công tác cán bộ đuợc mở rộng.
Hạn chế, yếu kém:
- Việc quán triệt, triển khai Nghị quyết về chiến luợc
cán bộ chưa đồng đều, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn chậm và lúng túng.
Nhiều khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm đựoc khắc phục.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa
quán triệt đầy đủ quan điểm công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác
xây dựng Ddảng.
- Môi truờng làm việc của cán bộ chưa tạo đựoc động
lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khoá XI một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay nhấn mạnh: “Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ; chưa chú trọng phát thiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng nguời có đức, có tài; không kiên quyết thay thế nguời vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém”.
Tên File: [Ôn tập] Bài 12 - 02 câu - Tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và công tác cán bộ Các bạn có thể tải tài liệu bằng cách bấm vào các biểu tượng dưới đây | |||
---|---|---|---|
Word | PDF | Powerpoint | Khác |
Nguồn gốc tài liệu: Sưu tầm trên Internet và qua các nguồn chia sẻ khác (nếu có vấn đề liên quan đến bản quyền,nội dung tài liệu không chuẩn, hoặc đóng góp để tài liệu hoàn thiện hơn xin vui lòng liên hệ email doquangdung.com@gmail.com hoặc gửi tin nhắn qua Fanpage. Trân trọng !) |
إرسال تعليق