BÀI 1: HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN
VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG
SẢN
Câu 1: Phân tích những nguyên tắc đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân do V.I.Lênin sáng lập?
* Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Đảng Cộng Sản.
- Học
thuyết Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác, hoàn bị và
chặt chẽ, cung cấp cho người ta thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với
bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự
áp bức của tư sản.
Nó là
người kế thừa chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người tạo ra
hội thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã
hội Pháp. Học thuyết đó là lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong
trào công nhân và hoạt động của Đảng. Đối với ĐCS, Lênin khẳng định: “Trước hết
và trên hết phải xem xét lý luận là kim chỉ nam cho hành động”.
-
Lênin nhấn mạnh, chúng ta hoàn toàn đứng trên cơ sở lý luận của Mác: lý luận đó
là lý luận đầu tiên đã biến CNXH từ không tưởng trở thành khoa học, lý luận đã
chỉ rõ nhiệm vụ thật sự của một đảng XHCN cách mạng.
* ĐCS là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức
chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân.
- Đảng
tập hợp những người tiên tiến, ưu tú của giai cấp công nhân, thể hiện ở sự tiên
phong về hành động và tiên phong về lý luận.
- Đảng
là tổ chức được tổ chức rất chặt chẽ, có kỷ luật sắt, tự giác, nghiêm minh
thống nhất ý chí và hành động. Là tổ chức của những người giác ngộ
cao về mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, triệt để cách mạng, kiên
quyết đấu tranh cho lý tưởng đó. Đảng luôn đi tiên phong và giáo dục lôi cuốn
quần chúng thực hiện lý tưởng cộng sản.
- Đảng
là hạt nhân chính trị của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, đảng lãnh đạo,
đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Sự lãnh đạo của đảng đảm bảo cho hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa hoạt động đúng đường lối, quan điểm, thực hiện
mục tiêu, lý tưởng của đảng.
Đó là
điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
* Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức, sinh họat và
hoạt động của Đảng.
- Đảng
là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, quyết tâm
thực hiện lý tưởng đó, đồng thời là một tổ chức chiến đấu. Đảng phải thực hiện
tốt dân chủ để phát huy cao độ trí tuệ, tính sáng tạo của mọi đảng viên trong
hoạt động, đồng thời đảng phải hoạt động một cách trung lập thống nhất. Vì thế,
đảng phải xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ để thống nhất ý chí và hành động.
- Tập
trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán và dân chủ
hình thức, dân chủ không có lãnh đạo.
* Đoàn kết thống nhất và sức mạnh vô địch của đảng, tự phê bình và phê
bình là quy luật phát triển của đảng.
- Đoàn
kết thống nhất là sức mạnh to lớn của đảng. Đó là sự đoàn kết của những người
cùng chung lý tưởng cộng sản, chung mục đích và có lợi ích chung.
- Đoàn
kết thống nhất trong đảng là cơ sở và điều kiện để đoàn kết giai cấp công nhân.
- Phê
bình và tự phê bình là biện pháp căn vản để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống
nhất của đảng, là quy luật phát triển của đảng. Một chính đảng thẳng thắn tự
phê bình sai lầm khuyết điểm, đó là đảng trưởng thành.
* Gắn bó mật thiết với nhân dân, đấu tranh kiên quyết ngăn chặn và loại
trừ bệnh quan liêu.
- Cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân do đảng lãnh đạo. Song để lãnh đạo cách mạng
giành thắng lợi đảng phải gắn bó với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, có như thế
đảng sẽ có sức mạnh vô địch và thực sự trở thành người lãnh đạo nhân dân. Lênin
khẳng định Muốn trở thành một Đảng dân chủ - xã họo, thì phải được sự ủng hộ
của chính giai cấp. Một mình đảng sẽ không thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
cách mạng, mà phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân ủng hộ và tham
gia.
- Gắn
bó mật thiết với nhân dân thuộc về bản chất của đảng. Quan liêu xa dân đảng
không tránh khỏi tan rã, thậm chí mất chính quyền. Quan lieu xa dân là một nguy
cơ lớn của đảng cộng sản cầm quyền đã được V.I.Lênin cảnh báo.
* Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động vào đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn đảng viên ra khỏi
đảng.
- Để
đảng ngày càng phát triển và làm tròn nhiệm vụ của mình thì một mặt, đảng phải
tích cực kết nạp những người ưu tú vào đảng; mặt khác, đảng cũng không thể để ở
trong đảng những người thoái hóa, biến chất, những phần tử cơ hội. V.I.Lênin
viết: “Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải để quảng cáo mà là để làm
việc thật sự. Những người đó, chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ của đảng ta.
Chúng ta mở rộng cửa đảng để đón những người lao động. Ông cũng nhấn mạnh:
“Phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan
lieu hóa, không trung thực, nhu nhược.
- Đảng
cộng sản là giai cấp công nhân, song đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú
xuất thân từ giai cấp công nhân vào đảng mà đảng còn kết nạp những người ưu tú
xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp lao động khác vào. Đối với những người này
phải đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện họ theo lập trường quan điểm của
giai cấp công nhân.
* Khi có chính quyền, đảng là hạt nhân lãnh đạo chuyên chính vô sản và là
một bộ phận của hệ thống đó.
- Đảng
có nhiệm vụ phải lãnh đạo xây dựng thành congo chế độ xã hội mới XHCN. Đảng là
1 bộ phận của hệ thống chuyên chính vô sản, nhưng là hạt nhân lãnh đạo của hệ
thống đó. Sự lãnh đạo của đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho công cuộc
xây dựng CNXH thành công.
- Trở
thành đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo nhà nước và định hướng phát triển tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không một lúc nào được phép buông lỏng sự
lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, vì điều này sẽ làm thủ tiêu sức mạnh của
nhà nước XHCN và mở đường cho những phần tử phản động cướp chính quyền, đưa đất
nước trở lại con đường TBCN.
* Tính quốc tế của đảng cộng sản.
- Tính
quốc tế của đảng cộng sản bắt nguồn từ tính chất quốc tế của giai cấp công nhân.
Điều này lại bắt nguồnt ừ sứ mệnh lịch sử thế giới của họ. Tính quốc tế của
đảng cộng sản không chỉ thể hiện trong lời nói mà còn trong hành động, tức là
đảng phải xây dựng và hoạt động theo các nguyên lý học thuyết Mác; đường lối
của đảng phải thể hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Đảng
phải giáo dục đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa quốc tế vô sản, đồng thời phải
tích cực chống những biểu hiện sôvanh nước lớn và chủ nghĩa dân chủ dân tộc hẹp
hòi.
Câu2: Phân tích những sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong
việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về đảng của giai cấp công nhân và xây dựng
Đảng?
Hồ Chí minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết
Mác-Lênin về đảng cộng sản vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, xây dựng thành công
một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Được sự sáng lập,
giáo dục rèn luyện của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh, lãnh
đạo đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng của
Người về Đảng cộng sản gồm:
* Đảng cộng sản là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng:
- Trong tác phẩm Đường cách mệnh, đồng chí Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: Cách mệnh trước
hết phải có cái gì? và Người khẳng định: “ Trước hết phải có đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp
bức và vô sản giai cấp mọi nới. Ngừoi còn khẳng định, đảng muốn vững thì phải
lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm cốt, đó là bản chỉ nam cho hành động của Đảng.
- Đảng là người đề ra đường lối, chủ trương cách mạng, là
ngưừoi tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng, đưa đường lối, chủ
trương vào quần chúng, tổ chức quần chúng, đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng xã hội mới. Nếu không có Đảng lãnh đạo thì cách mạng Việt
* Đảng Cộng sản Việt nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng cộng sản
đã chỉ ra quy luật ra đời, tồn tại phát triển của Đảng là chủ nghĩa xã hội khoa
học kết hợp với phong trào công nhân. Đối với Việt Nam - một nước thuộc địa nửa
phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong
trào công nhân dã phát triển, phong trào
yêu nước rất mạnh mẽ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thấy rất rõ: Để thành lập Đảng
phải làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước chuyển biến về chất và
phải được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng, các yếu tố phải được kết hợp với nhau.Trong
suốt quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, Người đã tích cực thực hiện và đã thực
hiện thành công điều đó, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày
3-2-1930.
Sau này Hồ Chí Minh khái quát: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm
1930”
* Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng
của dân tộc Việt Nam.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng cộng sản
đã chỉ rõ: Đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, đây là vấn đề thuộc
bản chất của đảng. Điều đó có nghĩa là. về lập trường, quan điểm, hệ tư tưởng
của đảng là của giai cấp công nhân; về lợi ích thì đảng đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.
- Luận
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, Đồng thời cũng là
của dân tộc, không thiên tư, thiên vị.”
* Đảng cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo các nguyên lý đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân.
Vận dụng các nguyên lý đảng kiểu mới
của chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng cộng sản vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành những nguyên lý chủ yếu như: tập trung
dân chủ; tập thể lãnh đạo. cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình; kỷ luật
nghiêm túc và tự giác; đoàn kết thống nhất trong Đảng; đức và tài, quan hệ giữa
đức và tài của cán bộ; liên hệ mật thiết với nhân dân; xây dựng chi bộ, đảng bộ
cơ sở, và đội ngũ đảng viên; lề lối, phong cách làm việc,.. đồng thời Người
cũng chỉ ra việc thực hiện các nguyên lý đó với Đảng Cộng sản Việt
* Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người
đày tớ trung thành của nhân dân.
- Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Đảng liên hệ mật thiết
với nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
- Để nhân dân lật đổ chế độ áp bức bóc lột, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, Đảng phải lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng, đưa
nhân dân thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành người tự do, đem lại cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho mọi người dân. Theo nghĩa đó, Đảng vừa là người nhân văn sâu sắc
nhất, vừa là người phục vụ đắc lực nhân dân. Muốn thực hiện được điều đó, Đảng
phải phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và liên hệ mật thiết với nhân dân,
đó là sự sống còn, sự phát triển của Đảng.
*Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn
Đảng.
- Trong quá trình vận động, phát triển và lãnh đạo cách
mạng, bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ, trong Đảng cũng thường xuất hiện những
hạn chế, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện tiêu cực, thoái hoá biến chất,
một số tổ chức đang mắc sai lầm khuyết điểm. Vì vậy, để đảng ngày càng lớn mạnh
lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, phải thường xuyên chăm lo xây dựng, chỉnh
đốn đảng. Công việc này được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, khi cách mạng chuyển sang giai đoạn
mới và khi đảng phải lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nặng nề trong những điều kiện
phức tạp phải chỉnh đốn lại Đảng.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa của học thuyết Mác- Lê Nin về đảng của giai cấp công
nhân đối với xây dựng đảng ta hiện nay?
*Học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản là cơ sở lý luận cho sự ra đời,
phát triển của các đảng cộng sản trên thế giới.
- Học thuyết Mác –Lênin đảng cộng sản là cơ sở lý luận
cho sự ra đời, phát triển của các đảng cộng sản trên thế giới trong gần 170 năm
qua. Được học thuyết này soi sáng, các đảng cộng sản đã xây dựng ngày càng lớn
mạnh đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi to lớn, đưa chủ nghĩa xã
hội từ lý thuyết trở thành hiện thực và đã từng là một hệ thống hùng mạnh, đối
lập và song song tồn tại với hệ thống tư bản chủ nghĩa, đạt thành tựu to lớn về
phát triển toàn diện, nhiều mặt đứng đầu thế giới.
* Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản xây
dựng thành công một đảng kiểu mới ở Việt Nam.
- Vận
dụng sáng tạo học thuyết Mác- Lênin về đảng cộng sản phù hợp với nước ta, Hồ
Chí Minh đã xây dựng thành công một đảng kiểu mới ở Việt
- Sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh về vận
dụng học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản. Học thuyết Mác- Lênin đã chỉ ra quy
luật ra đời của đảng cộng sản là chủ nghĩa xã hội khoa hoc kết hợp vớ phong
trào công nhân. Đối với nước ta, một nước thuộc địa nửa phong kiến, Đảng ra đời
là do sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc
đó.
- Hồ
Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản và xây dựng
đảng vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh về chính trị, đường lối cách
mạng đúng đắn của Đảng, xây dựng đảng vững mạnh về tư tưởng, luôn trung thành
tuyệt đối với chủ nghĩa Mác- Lênin, về giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân của Đảng.
* Ý nghĩa của học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản đối với việc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đảng luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, song suy đến cùng xây dựng đảng có vai trò quyết định nhất. Học thuyết Mác- Lênin về đảng cộng sản và xây dựng đảng vẫn là cẩm nang giá trị nhất, là ngọn đuốc soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam tiến hành công tác xây dựng Đảng, để từ đó Đảng có đủ năng lực lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới, đưa đất nước đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
إرسال تعليق