BÀI 7: LIÊN MINH CÔNG – NÔNG – TRÍ THỨC
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI.
Câu
1: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội lại phải thực hiện liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ tri thức? Liên hệ với Việt Nam hiện nay?
* Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội phải thực hiện liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ tri thức là vì:
-
Ở mỗi thời đại lịch sử, mỗi giai cấp, tầng lớp có vị trí và vai trò nhất định
trong tiến trình phát triển của xã hội các tầng lớp này thường nảy sinh những
nhu cầu và lợi ích chung. Điều này khiến cho họ phải tìm cách liên minh với
nhau để thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung đó.
- Trong
thời kỳ quá độ lên CNXH , do kết cấu kinh tế còn phúc tạp, với đặc trưng còn
tồn tại nhiều thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau, nên
tất yếu còn sự khác biệt giai cấp, trong điều kiện ấy, giai cấp công nhân dưới
sự lãnh đạo của Đảng phải xây dựng được khối lien minh chặt chẽ với giai cấp
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để cùng nhau xây dựng chế độ xã hội
mới.
-
Liên minh giai cấp công nhân với gia cấp nông dân và đội ngũ trí thức là sự
đoàn kết, hợp lực, hợp tác, liên kết... của giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và
của cả khối liên minh; đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chung của dân tộc,
của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa.
Trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính tất yếu của liên minh thể hiện ở
những mặt sau:
- Một
là, xét dưới góc độ kinh tế - kỹ
thuật và phân công lao động, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình sản
xuất trong xã hội tất yếu hình thành các lĩnh vực kinh tế cơ bản: công nghiệp,
nông nghiệp, khoa học và công nghệ, dịch vụ...phải gắn kết chặt chẽ các lĩnh
vực này với nhau để hình thành nền kinh tế quốc dan thống nhất và tạo ra cơ sở
vật chất - kỹ thuật cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Mặt
khác, Là một nước nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
nên nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng của nền kinh tế, do đó phải coi trọng
phát triển nông nghiệp trong sự gắn bó khăng khít và hỗ trợ đắc lực của công
nghiệp và khoa học - công nghệ. Khoa học, công nghệ cũng chỉ phát triển được
khi hướng tới phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác
của đời sông xã hội. Vì vậy, nông nghiệp, công nghiệp, khoa học và công nghệ,
dịch vụ... phải liên kết chặt chẽ với nhau không thể tách rời để tạo thành nền
cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
- Hai
là, xét dưói góc độ chính trị - xã hội, trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã
hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nói cách khác, thực hiện liên minh
công – nông - trí thức nhằm tập hợp lực lượng tiến hành cách mạng vì công nhân,
nông dân, trí thức không chỉ là ba lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, mà họ
còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và trong đời sống chính
trị. Do vậy, xây dựng khối liên minh nhằm tạo thành lực lượng nòng cốt của chế
độ chính trị- xã hội, trên cơ sở đó, thực hiện đại đoàn kết toàn dân để tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng khối liên minh này phải được tổ chức dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân.
* Liên hệ với Việt Nam hiện nay
Tầm quan trọng của liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
-
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, tất yếu còn tồn tại các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu
khác nhau và vận hành theo cơ chế thị trường. Nếu giai cấp công nhân không khéo
tổ chức, không lôi kéo, lãnh đạo đựoc toàn dân, nhất là giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức tin tưởng, ủng hộ và tham gia tích cực vào đường lối cách mạng
của Đảng thì sẽ không có cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc để tiến hành xây dựng
chủ nghĩa xã hội thành công. Thậm chí các thế lực phản động, thù địch có thể sẽ
tìm cách lôi kéo quần chúng nhân dân, làm rạn nứt khối liên minh và chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hơn nữa, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến
cách mạng, toàn diện sâu sắc, toàn diện trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã
hội để tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
-
Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức là lực
lượng cơ bản đóng vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Khi
sản xuất càng phát triển hiện đại thì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
càng cần phải gắn bó với đội ngũ trí thức để tạo nền tảng vững chắc của chế độ
và là cơ sở chính trị- xã hội bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với
toàn xã hội và khối liên minh.
-
Mặt khác, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khối liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đóng vai trò rất quan
trọng. Khối liên minh này được hình thành và củng cố tăng cường không chỉ xuất
phát từ yêu cầu khách quan, mà trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại phát
triển của mỗi lực lượng trong khối liên minh, đồng thời nhằm đảm bảo thực hiện
lợi ích của cả dân tộc.
-
Quan hệ công nhân, nông dân, trí thức là yếu tố nội tại trong kết cấu xã hội -
giai cấp của chủ nghĩa xã hội. Xu hướng hợp tác giữa các giai cấp và tầng lớp
này đều dựa trên những cớ sở khách quan, không chỉ xuất phát từ nhu cầu, lợi
ích của riêng giai cấp công nhân mà của cả giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức. Khi chưa có chính quyền, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức đều bị giai cấp tư sản bóc lột, họ đều có nguyện vọng được giải phóng.
Khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức đều có nhu cầu là thoát đói nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc.
Như
vậy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức có
tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo ra nguồn lực to lớn để phát triển đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu2: Làm rõ những nội dung cơ bản của khối liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội?
Để thực hiện tốt các nội dung của liên minh,
trong quá trình thực hiện liên minh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: “Phải kết hợp
đúng đắn lợi ích” của các chủ thể trong khối liên minh.
Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản trong khối liên minh.
*Từ
những nguyên tắc đó, khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức có những nội dung cơ bản sau:
- Nội
dung chính trị:
+ Nội
dung chính trị của liên minh thực chất là sự đoàn kết, hợp lực của công nhân,
nông dân, trí thức để thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhằm bảo vệ độc lập dân
tộc, bảo vệ chế độ chính trị để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nội
dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường chính trị - tư
tưởng của giai cấp công nhan, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản đối với khối liên minh trong quá trình xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ
chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi
vì, do địa vị kinh tế, chính trị, xã hội quy định, giai cấp công nhân chỉ giải
phóng đuợc chính mình khỏi mọi sự áp bức, bóc lột khi đồng thời giải phóng toàn
xã hội, tiến lên xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
-
Nội dung kinh tế:
+
Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức thực chất là sự hợp tác giữa họ, đồng thời mở rộng liên kết hợp
tác với các lực luợng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân... để xây dựng nền
kinh tế mới xã hội chủ nghĩa hiện đại; trong đó nội dung kinh tế xuyên suốt của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thực theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Một là, xác định đúng tiềm lực kinh
tế và nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân,tri thức và toàn xã hội, trên cơ
sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đứng
trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả,
lãng phí.
Hai là, tổ chức các hình thức giao
lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp- nông nnghiệp- khoa học và công
nghệ; giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế; giữa
trong nước vàquốc tế... để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống
cho công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội.
Ba là, chuyển giao và ứng dụng khoa
học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh nông
nghiệp và công nghiệp gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia,
qua đó gắn bó chặt chẽ công nhân, nông dân và trí thức làm kinh tế- xã hội cho
sự phát triển của quốc gia.
- Nội
dung văn hoá xã hội:
+ Các
nội dung chính trị, kinh tế của liên minh suy cho cùng là nhằm phục vụ những
nhu cầu, lợi ích vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao của công nhân, nông
dân, trí thức và của toàn dân.
+
Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh thực chất là sự đoàn kết, hợp lực của
công nhân, nông dân, trí thức và toàn dân nhằm xây dựng nền văn hoá mới và con
người mới xã hội chủ nghĩa.
+
Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng
nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó công nhân, nông
dân, trí thức là nguồn nhân lực quan trọng và cơ bản nhất của quốc gia.
+
Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, tiến bộ, và công bằng xã hội; xây dựng
nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nông
thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có công nhân, nông dân,
trí thức là nguồn nhân lực quan trọng và cơ bản nhất quốc gia.
+
Liên minh trên lĩnh vực văn hoá, xã hội đòi hỏi phải thực hiện xoá đói giảm
nghèo; thực hiện các chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức và
các tầng lớp nhân dân; chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho nhân
dân; nâng cao dân trí. Đây là nội
dung cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho liên minh phát triển bền vững. Do vậy,
phải phát triển giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học
và công nghệ hiện đại; chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội. Xây dựng
quy hoạch tổng thể về phát triển khu công nghiệp, khu đô thị phải gắn với đảm
bảo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn bền vững.
Câu
3: Phân tích thực trạng khối liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức ở Việt Nam hiện nay?
Chỉ rõ những vấn đề đặt ra và giải pháp củng cố, xây dựng khối liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức ở Việt Nam hiện nay?
* Thực trạng khối liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức ở Việt Nam hiện nay
- Hiện
nay, tác động của kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại, của kinh tế tri thức, của hội nhập quốc tế…và những thay đổi trong cơ
chế chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới dẫn đến những biến
đổi lớn trong cơ cấu xã hội – giai cấp và trong bản thân mỗi giai cấp theo
hướng đa dạng hơn, năng động và chủ động sáng tạo hơn trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
- Giữa
các tầng lớp và giai cấp vừa có sự tương đồng, vừa có những khác biệt về lợi
ích nên quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam hiện nay là
mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh trong nội bộ nhân dân với nhau, đoàn kết
và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Họ liên minh với nhau khi xuất hiện những nhu cầu và lợi ích chung,
họ đấu tranh với nhau khi nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích.
- Giai
cấp công nhân nước ta hiện nay vẫn còn hạn chế về số lượng, một bộ phận công
nhân có tay nghề chưa cao, ý thức giác ngộ giai cấp, tính tổ chức kỷ luật còn
hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình liên minh với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, đồng thời làm hạn chế việc phát huy vai trò là lực lượng nòng
cốt trong khối liên minh.
- Trong
nhiều trường hợp, sự hỗ trợ, liên kết của Nhà nước, của công nghiệp, của khoa
học – công nghệ và của các doanh nghiệp…còn chưa chặt chẽ, lợi ích của nông dân
ở nhiều nơi chưa được coi trọng, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn.
- Về
phía đội ngũ trí thức mặc dù có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình liên
minh, song đến nay, đội ngũ trí thức số lượng còn ít; hoạt động nghiên cứu khoa
học nhiều khi vẫn xa rời thực tiễn; tính ứng ụng chưa cao, chưa kịp thời; tình
trạng lãng phí chất xám, chảy chất xám còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.
Những hạn chế và mâu thuẫn này nếu không
được phát hiện và giải quyết kịp thời sẽ đe dọa tính bền vững của khối liên
minh và làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với với Đảng và Nhà nước.
* Giải pháp củng cố, xây dựng khối liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức ở Việt Nam
hiện nay.
- Một
là, quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về
xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức theo tinh
thần Đại hội XII của Đảng.
+ Đối với giai cấp công nhân: Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển
giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng.
+ Đối với giai cấp nông dân: Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ
thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
+ Đối với đội ngũ trí thức: Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
- Hai
là, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới;
phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các
ngành, lĩnh vực. Đây chính là môi trường và điều kiện hiện thực để giai cấp
nông dân hợp tác, liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với đội ngũ trí
thức và các lực lượng khác, qua đó góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng
cường khối liên minh.
- Ba là,
tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở và thực hiện tốt Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ có tác động
trực tiếp đến nội dung liên minh về chính trị và nhấn mạnh đến vai trò lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể đối
với việc tăng cường khối liên minh.
- Bốn
là, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp của công nhân, nông dân, trí thức. Phát huy
mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội nhằm tăng cường liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức để khối liên minh thực sự là nền tảng của khối đại
đoàn kết dân tộc.
إرسال تعليق