BÀI 4: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ
CHÍNH TRỊ
CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Câu1:
Đặc
điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Kinh tế là nền tảng cho sự ổn định chính
trị và con đường phát triển của đất nước. Một nền kinh tế vững chắc và phát
triển lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy để đất nước đi lên. Hiện nay, Việt Nam
đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề phát triển kinh tế đang
được đặt ra đối với toàn Đảng toàn dân. Sự phát triển của nền kinh tế có sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng.
Đặc điểm kinh tế
cơ bản nhất xuyên suốt và bao
trùm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự
tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với các giai
cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu, tính chất của các giai
cấp, tầng lớp này có sự biến đổi sâu sắc. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có
tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa
hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự
tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất,
tăng trưởng kinh tế.
Theo Lênin, mâu thuẫn cơ bản của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội đã giành thắng lợi nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản
đã bị đánh bại nhưng vẫn còn khả năng phục hồi.
Vì vậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt “ai thắng
ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản. Từ nghiên cứu sự phát
triển trong lịch sử thế giới, V.I.Lênin cho rằng, sự phát triển của từng dân
tộc không những tuân theo tính quy luật chung, mà còn bao hàm một số giai đoạn
phát triển mang những đặc điểm đặc thù về trình tự của sự phát triển đó. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rõ, mặc dù sự phát triển của xã hội loài người
tuân theo tính quy luật chung, song các dân tộc tùy vào hoàn cảnh cụ thể có thể
lựa chọn con đường phát triển riêng của mình.
Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước
Nga lúc đó, V.I.Lênin rút ra có năm thành phần kinh tế là:
1.
Kinh tế nông dân gia trưởng (nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên)
2.
Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì)
3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân.
4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
5. Chủ nghĩa xã hội.
Nền
kinh tế nhiều thành phần và
xã hội nhiều giai cấp là sự thống nhất biện chứng các mâu thuẫn của tồn tại xã
hội. Trong thời kỳ quá độ, mâu
thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Theo V.I.Lênin, thời kỳ quá độ bao gồm tất cả những đặc
điểm, đặc tính của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, là thời kỳ đấu
tranh giữa chủ nghĩa xã hội mới ra đời nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản
đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì tính chất quá độ đó
nên trong nền kinh tế quá độ chưa có thành phần kinh tế thống trị chi phối, mới
có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân.
Câu
2: Những nhiệm vụ kinh tế cơ
bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt Nam? Từ vị trí công tác của mình, hãy chỉ rõ đồng chí
phải làm gì để góp phần vào thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản đó?
* Những nhiệm
vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt Nam:
- Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất:
Chủ nghĩa
xã hội cần có cơ sở vật chất kỹ thuật và người lao động với trình độ có
khả năng tạo ra năng xuất lao động cao hơn với chủ nghĩa cơ bản. Do đó, nhiệm
vụ về phát triển lực lượng sản xuất lên tầm cao mới là vô cùng quan trọng.
V.I.Lênin
chỉ rõ: “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát
minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế họach
khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu
chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể
nói đến chủ nghĩa xã hội được”. Phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá
người lao động. Để rút ngắn quá trình này, V.I.Lênin cho rằng cần phải học tập
chuyên gia tư sản.
Vận
dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí
Minh khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng
vật chất và kỹ thuật của CNXH. Đảng ta xác định xây dựng CNXH là một xã hội:
Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển lực lượng sản
xuất thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng
cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và bền vững ; gắn kết chặt chẽ công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ; bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền…
- Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất
mới tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển trình độ lực lượng sản xuất mới
Trong điều kiện nền kinh tế quá độ là nền
kinh tế nhiều thành phần, V.I.Lênin khẳng định: “không thể quá độ trực tiếp lên
CNXH mà phải con đường gián tiếp, không thể quá vội vàng, thẳng tuột, không
được chuẩn bị”. “Để chuẩn bị…việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, thì cần thiết
phải có một loạt những bước quá độ như chủ nghĩa tư bản nhà nước và CNXH”.
Để
bảo đảm cho thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I Lêninđặc
biệt coi trọng việc cải tổ bộ máy nhà nuớc.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, về nhiệm vụ từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới, Đảng chủ trương
thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thông qua phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển nền kinh tế thi trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế
hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,
bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng củng cố
và phát triển, kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế,
kinh tế có vố đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế
đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
* Từ vị trí
công tác của mình, hãy chỉ rõ đồng chí phải làm gì để góp phần vào thực hiện
những nhiệm vụ kinh tế cơ bản đó?
Tự
liên hệ theo 3 nội dung trên.
Câu 3: Vì sao nước ta lại chọn con đường quá độ lên
CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩ?
Nước ta
có khả năng tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chúng ta có được những
điều kiện khách quan và chủ quan của con đường quá độ tiến thẳng lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN mà Lênin đã đưa ra.
* Về khả
năng khách quan:
- Chúng ta quá độ đi lên CNXH trong điều kiện
cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh
mẽ làm cho lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hóa ngày càng cao và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình phát triển ngày càng lớn. Do
đó các nước phải mở rộng kinh tế với bên ngoài, đó là xu thế tất yếu của thời
đại, trong quá trình đó cho phép chúng ta có thể tranh thủ tận dụng được những
thế mạnh từ bên ngoài, đặc biệt là vốn, công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh
nghiệm quản lý, mở rộng thị trường v.v....
Sự phát triển của cách mạng khoa học –công nghệ
về khách quan đã tạo ra những khả năng để các nước kém phát triển đi sau có thể
tiếp thu và vận dụng vào nước mình những thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại
của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện “ Con
đường phát triển rút ngắn”
- Xu thế toàn cầu hoá khắc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ
thuật hiện đại cho các nước chậm phát
triển nếu có đường lối, chính sách đúng. Trong điều kiện đó, cho phép và buộc
chúng ta phải biết tranh thủ cơ hội, tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả
những thành tựu mà nhân lọai đã đạt được để rút ngắn thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
- Nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược rất tốn kém. Về thực chất hai cuộc
kháng chiến đó chính là chống TBCN. Khi hòa bình chúng ta không thể quay lại
phát triển nền kinh tế nước ta theo con đường TBCN, hơn nữa nền kinh tế tư bản
từ khi ra đời đều thể hiện bản chất áp bức, bóc lột, bất công. Những mâu thuẫn
cơ bản vốn có của TBCN nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng
cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những không
giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc; khủng hoảng kinh tế, chính trị,
xã hội vẫn tiếp tục xảy ra.
Trên thế giới đã có nhiều nước phát triển theo
con đường TBCN nhưng kết quả chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển.
Còn lại theo nhận xét của Kissingter (một nhà tư bản tài chính) thì Châu Phi
đói, Châu Á nghèo, Châu Mĩ La Tinh nợ nần chồng chất.
* Về những
tiền đề chủ quan:
- Việt nam là nước có dân số tương đối đông, nhân
lực dồi dào, tài nguyên đa dạng, đặc biệt là tiềm năng ý chí và trí tuệ của con
người Việt Nam. Nhân dân đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã
xây dựng những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội. So
sánh với Liên Xô trước đây khi bắt đầu thời kỳ quá độ, ta tuy có mặt yếu nhưng
cũng có những mặt thuận lợi hơn trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội.
- Cách mạng Việt Nam do ĐCS Việt Nam lãnh đạo –
một Đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo, khoa học và trí tuệ, có đường lối
đúng đắn và gắn bó với quần chúng – đó là nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng,
đảm bảo cho thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
và sự quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất đủ sức vượt mọi
khó khăn và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo bắt đầu từ đại hội VI
đến nay đã thu được những kết quả khả quan, giữ vững ổn định chính trị,
tạo môi trường hợp tác đầu tư; phát triển kinh tế; đời sống nhân dân được cải
thiện... điều đó đã củng cố và khẳng định con đường lựa chon đi lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn.
- Nhận thức đúng nội dung của sự quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản duy ý chí về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội từ một nước phát triển.
- Đại hội IX nêu rõ: con đường đi lên của nước ta
là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuât và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế cơ bản. Đi lên CNXH là sự lựa chọn phù hợp với
quy luật khách quan và thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Chỉ có CNXH mới đảm bảo
cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân
dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
إرسال تعليق